Hướng Dẫn Lắp Đặt Chống Xệ Cửa Nhựa Lõi Thép Tuyệt Đối

Xệ cánh ở cửa nhựa lõi thép là một trong những thục trạng chung. Bởi vì khung cửa được làm từ nhựa nên có độ đàn hồi, co giãn rất cao. Đã có rất nhiều biện pháp và phương pháp để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, vẫn không hiệu quả và xệ cánh vẫn tái diễn trở lại. Chính vì vậy, bài viết này Namwindows sẽ chia sẻ đến các bạn một phương pháp hữu hiệu có thể trị dứt điểm tình trạng này. Phương pháp này sẽ giúp cửa của bạn không còn bị xệ cánh mà còn đảm bảo an toàn hơn.

Cửa nhựa lõi thép hở nền chỉ 2ly nhưng không bao giờ xệ có thể không
Cửa nhựa lõi thép hở nền chỉ 2ly nhưng không bao giờ xệ có thể không

Ưu điểm và khuyết của phương pháp chống xệ này

Phương pháp nào cũng có những ưu và nhược điểm, và phương pháp của Namwindows cũng vậy. Và để xem có nên ứng dụng phương pháp này hay không, thì Namwindows sẽ chỉ ra những ưu và khuyết. Để các bạn đưa ra quyết định nên ứng dụng, hay là không ứng dụng phương pháp này.

Ưu điểm

  • Trị dứt điểm được tình trạng xệ cánh, kể cả loại cửa đi 4 cánh mở quay ra vào.
  • Giảm được độ đàn hồi của khung cửa đến mức tối đa.
  • Giúp cửa chắc chắn và cứng cáp hơn rất nhiều.
  • Cửa sẽ đảm bảo an toàn chống trộm hơn, bởi vì khó cạy hơn do độ đàn hồi giảm.
  • Giảm được chi phí và nhân công bảo hành.

Khuyết điểm

  • Làm tăng chi phí đội giá thành cửa lên.
  • Yêu cầu thợ có kinh nghiệm, tay nghề cao và kỹ.
  • Thời gian hoàn thiện cửa lâu hơn do phải chờ.

Đó là những ưu và khuyết của phương pháp chống xệ này. Bạn có thể thấy phương pháp này có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên sử dụng thì chi phí có tốn thêm. Sau đây sẽ là hướng dẫn và một số điểm cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này.

Những lưu ý khi ứng dụng phương pháp chống xệ này

Để phương pháp này hữu hiệu hơn thì bạn cần lưu ý một số điểm. Những điểm này cần phải được chú ý ngay trước khi sản xuất nếu bạn là người sử dụng. Cụ thể những điểm cần lưu ý cho phương pháp chống xệ này như sau:

  • Độ dày của lõi thép phải đạt từ 1.4ly trở lên, lõi thép phải xuyên suốt thanh nhựa.
  • Bản lề sử dụng phải là loại bản lề tốt, chất lượng, tải trọng phù hợp với trọng lượng cửa.
  • Kính sử dụng có độ dày từ 8mm trở lên, kính càng dày cửa càng cứng.
  • Người thợ phải có kinh nghiệm về sản xuất và lắp đặt để cân chỉnh lắp đặt chuẩn.

Hướng dẫn cách lắp đặt chống xệ cửa nhựa uPVC

Để áp dụng phương pháp này Namwindows sẽ chia ra làm nhiều bước theo thứ tự. Những bước này đều áp dụng sau khi đã lắp khung và cánh cửa lên rồi.

Bước 1

Bước này bạn cần căn chỉnh cửa sao cho cân đối về chiều đứng trước khi vào kính. Chẳng hạn như các khe hở giữa 4 cánh, 2 cánh đều nhau. Bạn không cần chú ý đến việc cánh cao, cánh thấp khi căn chỉnh chiều đứng này.

Bước 2

Sau khi căn chỉnh cho các cạnh chiều đứng cân, tiếp đến là bạn kê đáy cánh cửa lên (chú ý: kê đáy đầu ngoài cánh, không phải ngay bản lề ở khung bao). Bạn nên kê cao hơn so với khe hở nền của đáy cánh ở phía bản lề sát khung bao từ 3 – 5mm tùy theo số lượng cánh. Chú ý khi kê đáy cánh lên một số bản lề cũng lên theo, lúc này bạn nên ấn xuống để cho bản lề xuống lại bằng cối. Đối với cửa từ 2 cánh trở lên thì bạn nên kê sao cho cả 2 bên bằng nhau.

Dùng nêm kê đáy cánh cửa lên
Dùng nêm kê đáy cánh cửa lên

Bước 3

Sau khi kê thì tiếp đến là vô kính, trước khi vô kính bạn bơm đùn keo silicon theo cục ngay cạnh hèm cánh mà kính sẽ ép lên. Đối với cửa 1 cánh, 2 cánh bạn bơm không cần dày, nhưng với cửa 4 cánh, đặc biệt là cánh trong chịu lực bạn bơm điểm càng nhiều càng tốt. Sau khi bơm xong thì bạn đưa kính vào và bắt đầu đóng nẹp để ép kính vào keo. Có một vài lưu ý như sau khi bạn thực hiện bước thứ 3 này.

Liên kết khung cánh cửa vào với kính qua keo silicon
  • Nên dùng keo axit để keo nhanh khô hơn.
  • Đóng nẹp nhẹ tránh khung cánh bị cong, khi keo khô không thể gõ lại.
  • Kê cửa từ 24h trở lên, nếu cửa chính 4 cánh nên kê 48h để keo khô hoàn toàn.
  • Bạn có thể kết hợp nêm kính và bơm keo cùng lúc để không phải chờ keo khô.
  • Bạn có thể ứng dụng thêm phương pháp bơm kéo kính giống như nhôm.
Bơm keo silicon để cố định kính vào với khung cửa
Bơm keo silicon để cố định kính vào với khung cửa

Tại sao phương pháp này sẽ chống xệ tốt

  • Như bạn đã biết thì các góc liên kết của cánh cửa 100% là nhựa, chính vì như thế nên cánh dễ bị dặt dẹo thành một hình khác. Bạn có thể xem hình minh họa bên dưới để dễ hiểu hơn tình trạng xệ cánh ở cửa nhựa uPVC.
Cửa nhựa lõi thép bị xệ cánh do liên kết bằng nhựa
Cửa nhựa lõi thép bị xệ cánh do liên kết bằng nhựa
  • Tuy nhiên có 1 cạnh của cánh luôn được cố định đó chính là cạnh cánh có bản lề. Và khi sử dụng keo để cố định kính vào cạnh cánh có bản lề thì lúc này kính trở thành điểm cố định. Nên việc liên kết 3 cạnh còn lại của cánh vào kính, sẽ giúp cố định luôn 3 cạnh còn lại. Từ đó cửa bạn sẽ không còn bị xệ cánh do độ đàn hồi của nhựa dẫn đến dặt dẹo.
  • Hiện cũng có một phương pháp được rất nhiều nơi áp dụng đó là nêm kính. Tuy nhiên phương pháp này theo thời gian nhựa giãn ra thì kính sẽ bị trượt dần và xệ cánh sẽ bị lại. Còn đối với bơm keo thì kính rất khó để trượt hay chuyển động, ngoài ra sự liên kết này còn giữ cánh cửa không bị giãn ra, hay cong lại khi cạy cửa.

Nên phương pháp này rất hưu hiệu trong việc chống xệ cho cửa nhựa lõi thép. Ngoài ra còn giúp cửa bạn an toàn hơn trong việc chống trộm. Nếu cửa bạn không ứng dụng phương pháp này thì cạnh cánh rất dễ bị cạy cong.

Sau đây Namwindows xin kết thúc bài viết hướng dẫn lắp đặt chống xệ cho cửa nhựa lõi thép. Mọi thắc mắc về phương pháp này các bạn có thể để lại bình luận bên dưới.